Những trường hợp thẻ tín dụng bị khóa và cách giải quyết

Thẻ tín dụng đang bị khóa là một trong những vấn đề khách hàng cần lưu ý. Thẻ tín dụng bị khóa, bạn sẽ gặp nhiều rắc rối, nhất là khi đang đi du lịch, công tác ở nước ngoài. Vậy nguyên nhân từ đâu khiến khách hàng bị khóa thẻ tín dụng? Và hướng giải quyết như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Thẻ tín dụng không cho phép sử dụng

Mục lục

Thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng (Credit Card) là một loại thẻ ngân hàng có chức năng hỗ trợ người dùng dễ dàng thanh toán khi chi tiêu dù trong tài khoản không có sẵn tiền. Ngân hàng sẽ cấp một hạn mức tín dụng nhất định cho chủ thẻ, sau đó chủ thẻ có nhiệm vụ hoàn lại số tiền đã chi tiêu trong thời gian quy định cho ngân hàng theo thỏa thuận. Nếu thanh toán dư nợ thẻ tín dụng đúng hạn, khách hàng sẽ không bị tính lãi suất. Thông thường khách hàng sẽ có 45 hoặc 55 ngày miễn lãi.

Thẻ tín dụng ngoài tính năng thanh toán mua sắm trong tất cả các lĩnh vực: ăn uống, dụ lịch, giáo dục,.. còn có tính năng rút tiền mặt từ thẻ và trả góp 0% lãi suất. Khi sử dụng thẻ tín dụng, khách hàng cần tìm hiểu kĩ những rủi ro ví dụ như thẻ tín dụng bị khóa, hết hạn thẻ tín dụng, …

Nguyên nhân bị khóa thẻ tín dụng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thẻ của bạn bị khóa và không sử dụng được. Tuy nhiên dưới đây là một trong những nguyên nhân chính mà khách hàng hay gặp phải:

Thẻ tín dụng không sử dụng lâu ngày

Bạn có thẻ tín dụng những không được sử dụng trong một thời gian dài. Đó cũng một trong những nguyên nhân chính mà mọi người hay mắc phải. Khi mở thẻ, các ngân hàng sẽ tính cho bạn các mức phí để duy trì thẻ của mình và đảm bảo bạn có nhu cầu sử dụng.

Nếu trong thời gian nhất định như một tháng, hai tháng hoặc lâu hơn thế mà bạn chưa dùng thẻ của mình thì ngân hàng sẽ không cho phép bạn dùng thẻ tín dụng để thanh toán các khoản chi tiêu. Vì vậy mỗi tháng bạn nên sử dụng thẻ tín dụng của mình một đến hai lần.

Không thanh toán dư nợ

Nợ tín dụng của bạn không được thanh toán một cách đầy đủ và đúng thời hạn. Các ngân hàng sẽ đưa ra cho bạn những khoảng thời gian để thanh toán cũng như số tiền tối thiểu bạn phải trả cho ngân hàng đối với mỗi kỳ hạn.

Các ngân hàng sẽ gia hạn cho bạn trong khoảng thời gian từ 60 đến 90 ngày. Nếu lịch sử trả chậm quá kỳ hạn của bạn nhiều lần, các ngân hàng sẽ xem xét đến khả năng thanh toán của bạn và có thể khóa thẻ. Chỉ khi bạn thanh toán dư nợ thẻ tín dụng đầy đủ, ngân hàng sẽ mở lại thẻ cho bạn.

Thẻ tín dụng bị khóa

Các tổ chức ngừng cấp thẻ

Do xu thế thị trường ngày càng thay đổi nên các tổ chức tín dụng sẽ cập nhật, khảo sát và đánh giá các nhu cầu sao cho phù hợp với thị trường nhất. Vì vậy có thể họ sẽ ngừng cung cấp thẻ tín dụng mà bạn đang sử dụng mà có những thông báo trước đối với bạn.

Nguyên nhân cuối cùng là do các ngân hàng đóng cửa và không thể cung cấp cũng như chi trả cho các khoản tiêu dùng của khách hàng khi sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng đó. Tuy nhiên trường hợp này chỉ xảy ra đối với các ngân hàng nhỏ lẻ do chính sách siết chặt của nhà nước. Lúc này bạn chỉ cần đến các ngân hàng lớn có uy tín để mở cho mình một chiếc thẻ tín dụng khác là được.

Cách xử lý trường hợp này bạn sẽ không thể thực hiện mở lại thẻ bị khóa. Bạn sẽ có hai lựa chọn

  • Chuyển sang mở thẻ tín dụng khác theo gợi ý và hướng dẫn trong thông báo của ngân hàng
  • Bạn tự đến chi nhánh của ngân hàng ngân hàng khác tiến hành mở thẻ tín dụng mới theo mong muốn bản thân.

Thẻ tín dụng hết hiệu lực

Thẻ tín dụng đã hết thời hạn sử dụng. Hiệu lực của thẻ tín dụng được ghi trên mặt trước của thẻ. Sau khi qua thời gian này, thẻ không thể tiếp tục được sử dụng cho các giao dịch.

Thẻ không còn hiệu lực còn có thể là do ngân hàng bỏ đi những sản phẩm cũ, bị lỗi thời và chuyển thẻ của bạn sang một dòng thẻ mới với tính năng và hạn mức tương đương.

Ngân hàng sẽ tạm khóa và liên hệ với bạn qua email hoặc gọi điện để thông báo với bạn.

Phát hiện giao dịch bất thường

Ngoài những nguyên nhân trên, thì khi ngân hàng phát hiện giao dịch bất thường từ phía khách hàng cũng sẽ tự động khóa thẻ tín dụng của khách hàng.

Ví dụ như thanh toán giao dịch hoặc rút tiền trong khoảng thời gian 23h-5h sáng được coi là bất thường vì đây là lúc chủ thẻ đang nghỉ ngơi, tội phạm dễ dàng thực hiện các giao dịch gian lận. Khi thấy có nhiều hơn 2 giao dịch trong khoảng thời gian này, ngân hàng sẽ khóa thẻ để đảm bảo quyền lợi của chủ thẻ.

thẻ tín dụng không thể sử dụng

Cách giải quyết khi ngân hàng bị khóa thẻ

Khi bị ngân hàng khóa thẻ, khách hàng nên liên hệ ngay với ngân hàng để được tư vấn làm thẻ mới hoặc đến ngân hàng mở thẻ. Bạn cũng có thể lựa chọn cách đăng ký trực tuyến ngay trên website của ngân hàng vừa nhanh chóng vừa thuận tiện.

Hy vọng qua nội dung trên bạn hiểu được những nguyên nhân khiến thẻ tín dụng bị khóa và cách xử lý cho từng nguyên nhân cụ thể. Nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp có thể gửi yêu cầu hỗ trợ để được tư vấn miễn phí bằng cách liên hệ qua website: Ruttiensaigon.com

Thông tin liên hệ

+ Website: www.ruttiensaigon.com
+ Hotline: 0792 779 209
+ Địa chỉ văn phòng chính: 40 Phạm Ngọc Thạch, phường 6, quận 3, TP.HCM
+ Thời gian làm việc: 8:00 – 21:00 hàng ngày (kể cả Thứ Bảy, Chủ Nhật).